[Sách] Tội phạm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Nhà xuất bản tư pháp
Mã sách: TPA-07-08

Tác giả: TS Phạm Văn Lợi

Số trang: 246

Năm xuất bản: 2007

Giá bán: 26.000 VND

Kích thước: 14.5 x 20.5





Thông tin về sách
GIỚI THIỆU
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến và thụ hưởng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới - cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Mặc dù cuộc cách mạng này mới chỉ khởi đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX, bắt nguồn bằng việc phát minh ra máy tính điện tử (Computer) và thực sự bùng phát khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) được sử dụng rộng rãi, song đã được nhiều nhà khoa học dự báo là sẽ đưa xã hội loài người tiến vào một kỷ nguyên mới, một thời kỳ mới - nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế được tiên đoán là sẽ phát triển mạnh mẽ gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Thực tiễn đời sống xã hội trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam chúng ta những năm vừa qua đã kiểm chứng cho dự báo này. Máy tính và công nghệ kỹ thuật số đi kèm đã và đang thay thế các công nghệ trước đây trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Máy tính đã nhanh chóng hiện diện và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, với những mục đích sử dụng cũng hết sức đa dạng, từ sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho đến mục đích giải trí đơn thuần.
Mới chỉ hình thành và phát triển vài thập kỷ, nhưng cuộc cách mạng mới này đã khiến cho nhiều ngành kinh tế, xã hội và văn hoá hoàn toàn phụ thuộc vào các công nghệ mới của nó, đặc biệt phải kể đến vai trò của máy tính điện tử và Internet. Công nghệ thông tin cũng hình thành một thế hệ mới, khác so với thế hệ cách đây chỉ vài thập kỷ ở chỗ phụ thuộc vào công nghệ thông tin, coi máy tính, Internet, E-mail, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc số... là những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống. Cuộc cách mạng cũng phát triển những khái niệm, thuật ngữ mới mà cách đây vài thập kỷ chưa được nhắc đến nhưng nay đã trở nên quen thuộc trong đời sống xã hội như: thư tín điện tử (E-mail), mạng thông tin toàn cầu (Internet), thông tin di động (Mobile Phone), thương mại điện tử (E-Commercial), công nghệ số (Digital Technology) công nghệ không dây (Wifi, Bluetooth), trò chuyện trên mạng (Chatting), trò chơi trên mạng (Game Online)...
Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng, sử dụng hoặc là mục tiêu của tội phạm. Các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, trong thế giới mà công nghệ thông tin đã tạo ra cho con người đã hình thành một khái niệm mới về tội phạm - tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay còn được biết đến với các tên khác nhau như: tội phạm mạng (Cyber Crimes), tội phạm máy tính hay tội phạm liên quan đến máy tính (Computer Crimes). Đây là những khái niệm mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Do vậy, ngay từ việc sử dụng thuật ngữ, việc đưa ra khái niệm, đặc điểm đến việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào cần phải tội phạm hoá cũng còn có nhiều ý kiến không đồng nhất. Chính vì vậy, thách thức mới hiện nay đối với các nhà xây dựng pháp luật cũng như các cơ quan thực thi pháp luật là việc đưa ra những quy định pháp luật phù hợp và các biện pháp khả thi để có thể phòng chống và đấu tranh một cách có hiệu quả loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách chuyên khảo “Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” tập trung phân tích khái niệm, những đặc điểm về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; thực trạng và giải pháp phòng chống loại tội phạm này ở nước ta và một số nước trên thế giới.
BỐ CỤC
Chương I
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐỂM CỦA TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm
II. Khái niệm về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
III. Các đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
1. Khách thể của tội phạm
2. Mặt khách quan của tội phạm
3. Chủ thể của tội phạm
4. Mặt chủ quan của tội phạm
IV. Sự khác biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tội phạm thông thường
Chương II
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. Tình hình tội phạm và các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin của một số nước trên thế giới
1. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin của một số nước trên thế giới
2. Các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin của một số nước trên thế giới
II. Tình hình tội phạm và các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta
1. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta
2. Nguyên nhân của tình trạng tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta
3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
4. Các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta
Chương III
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƯỚC TA
I. Quan điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
II. Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
1. Về thiết chế
2. Về thể chế
3. Về điều kiện đảm bảo
4. Các giải pháp khác
Phụ lục
Công ước của Hội đồng châu Âu về tội phạm mạng
Luật mẫu về tội phạm máy tính và liên quan đến máy tính của các nước thuộc khối thịnh vượng chung
Luật mẫu về chứng cứ điện tử của các nước thuộc khối tịnh vượng chung
Danh mục các vấn đề pháp lý chủ yếu được đề cập trong cuốn sách

Ngoài lề,
1. Không phải PR cho sách nhưng các bạn nên tìm đọc nếu muốn tìm hiểu về Tội phạm máy tính :)


Comments

Popular posts from this blog

[Hack crack] Tổng hợp Google Dork

[Security] Internet blackout scheduled in protest of SOPA